• Địa chỉ
  • 85 Hoàng mai, Hà Nội
  • Thời gian làm việc
  • Tất cả các ngày trong tuần

Nhau thai là gì? Thực hư tác dụng việc ăn nhau thai

Nhau thai là gì? Thực hư tác dụng việc ăn nhau thai

Nhau thai là một bộ phận đặc biệt chỉ xuất hiện khi nữ giới mang thai và được loại bỏ trong quá trình sinh nở. Từ rất lâu, trong Đông y người ta đã coi nhau thai như một vị thuốc bồi bổ sức khỏe và hiện nay cũng vậy, có không ít người coi nhau thai như một loại “thần dược” giúp tăng cường sức khỏe và làm đẹp. Vậy thực hư của việc ăn nhau thai có thực sự tốt như lời đồn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé !

nhau thai
nhau thai

Nhau thai là gì?

Nhau thai (hay nhau, bánh nhau) là bộ phận được gắn vào thành tử cung, nối thai nhi với cơ thể người mẹ qua dây rốn. Đây là một phần phụ của thai, có nhiệm vụ bảo vệ và nuôi dưỡng bào thai.

Nhau thai được hình thành ngay từ khi trứng được thụ tinh và phát triển mạnh trong 4 tháng đầu.

Có thể nói, nhau thai là một cơ quan đặc biệt, chỉ xuất hiện trong thời kỳ thai nghén và mang những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân. Vì vậy, vị trí, kích thước cũng như hình dạng của nhau thai ở mỗi một người đều không như nhau.

Thông thường, nhau thai có dạng hình tròn, màu đỏ, khối lượng bằng khoảng 1/3 thai nhi. Vào thời điểm sinh nở, nhau thai nặng khoảng 0,9 kg. Ngoài ra, cứ mỗi giai đoạn khác nhau trong suốt 9 tháng, nhau thai cũng phát triển tương ứng với những phát triển của thai nhi.

Chức năng của nhau thai đối với bào thai

Nhau thai là cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong suốt thời kỳ nằm trong tử cung người mẹ.

– Giúp vận chuyển chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sẽ đi qua nhau thai, sau đó đi vào dây rốn và sau đó đi vào cơ thể của trẻ, giúp trẻ phát triển.

– Hoạt động như một bộ lọc: Vì khi nằm trong bụng mẹ, thận và hệ thống tiết niệu của trẻ thường rất yếu, do đó nhau thai sẽ hoạt động như một bộ lọc hoặc thận. Nó sẽ lọc máu, phân tách các chất độc hại khác và đẩy nó ra ngoài qua hệ thống tiết niệu và bài tiết của người mẹ.

– Hoạt động như phổi: Cũng giống như thận, phổi của trẻ khi ở trong bụng mẹ chưa hoàn thiện mà chỉ bắt đầu hoạt động khi bé chào đời. Do đó, nhau thai sẽ đảm nhận vai trò hoạt động như phổi, giúp truyền oxy cho trẻ.

– Giúp trẻ bài tiết: Trẻ chưa chào đời sẽ thải ra chất thải sinh học. Chất thải này được đưa trở lại cơ thể của người mẹ và được bài tiết ra bởi nhau thai.

– Phòng ngừa nhiễm trùng: Nhau thai giúp ngăn ngừa việc trộn máu của người mẹ với sữa của trẻ. Quá trình này sẽ giúp phòng tránh các nhiễm trùng ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ.

– Điều chỉnh đường trong máu của trẻ: Nhau thai tạo ra nhiều hormone giữ cho lactose có trong rau thai kỳ. Nó sẽ đảm bảo cơ thể mẹ có đủ lượng đường trong máu và được vận chuyển đến bé một cách hiệu quả khi cần thiết.

– Sản xuất progesterone và estrogen: Đây là những hormone giúp phát triển các mô của người mẹ như vú và tử cung. Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn ngừa chất độc hại hoặc bắt đầu co lại theo từng trường hợp.

– Hỗ trợ việc sinh nở: Nhau thai thường nằm thấp khi bắt đầu có thai, vị trí này có lợi cho sự phát triển của em bé. Sau đó, nhau sẽ di chuyển đến đầu của tử cung, tạo điều kiện cho việc mở rộng dạ con, bảo vệ trẻ an toàn cho đến kỳ sinh nở.

Những điều gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhau thai

Sức khỏe và sự phát triển của bào thai phụ thuộc vào sức khỏe nhau thai. Do đó, nếu nhau thai gặp vấn đề như bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược… thì sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với cả mẹ và trẻ.

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhau thai, có thể kể đến như:

– Độ tuổi mang bầu: Những vấn đề sức khỏe về nhau thai thường xảy ra ở những thai phụ lớn tuổi (từ 40 tuổi trở đi).

– Rối loạn máu đông: Mọi sự bất thường dẫn đến thời gian đông máu hoặc thời gian tan máu đông đều gây tác động đến hoạt động của nhau thai.

– Căng thẳng, stress: Tâm lý, tinh thần của thai phụ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng và sức khỏe nhau thai.

– Đã gặp các vấn đề về nhau thai: Nếu thai phụ đã có tiền sử với các bệnh hay vấn đề liên quan tới nhau thai thì khả năng lặp lại tình trạng này là rất cao.

– Sử dụng chất kích thích trong thời gian dài: Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ với nhau thai mà còn cả đến em bé.

Vì sao nhiều người ăn nhau thai?

Ăn nhau thai (thuật ngữ tiếng Anh là “placentophagy”) không còn là ý tưởng mới mẻ, nhưng hiện vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Nhiều người cho rằng nhau thai chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, protein và vitamin… nên sẽ đem lại những hiệu quả tích cực đối với sức khỏe. Đặc biệt với phụ nữ sau sinh, sử dụng nhau thai sẽ giúp hồi phục sức khỏe, tăng lượng sữa và ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh.

Ngoài ra, có không ít thông tin cho rằng, trong y học cổ truyền, bánh nhau khô được gọi là “tử hà sa”, có công dụng bổ khí, dưỡng huyết, ích tinh và thường dùng để chữa các bệnh: suy nhược, gầy yếu, phụ nữ thiếu máu, muộn con, thiếu sữa khi sinh nở, nam giới bị di tinh, liệt dương…

Chính vì vậy mà hiện nay có rất nhiều người coi nhau thai như một loại thuốc bổ để sử dụng.

Có nên ăn nhau thai hay không?

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu để tìm câu trả lời rằng liệu nhau thai có thật sự mang lại lợi ích cho sức khỏe con người hay không.

Một vài nghiên cứu được thực hiện trên chuột bạch cho thấy ăn nhau thai có thể giúp chuột mẹ giảm đau sau khi sinh và tiết nhiều sữa hơn so với những chuột mẹ không ăn. Những nghiên cứu này cũng không phát hiện nguy cơ nào khi ăn nhau thai.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp mẹ bị bệnh khi mang thai, ví dụ tiền sản giật, nhau có thể chứa các protein gây stress. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được việc sử dụng nhau thai có gây ra những tác động xấu hay không, nhưng nếu có thì vấn đề này thường bắt nguồn từ tác động của các protein này gây nên.

Bên cạnh đó, trong Đông y cũng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào chứng minh được những công dụng kể trên của nhau thai. Những gì mà bạn nghe nói về những công dụng thần kỳ mà bánh nhau đem lại cũng chỉ là những lời truyền miệng, không đáng tin cậy.

Do đó, tốt nhất các bạn không nên sử dụng nhau thai để ăn.

Những lưu ý khi sử dụng nhau thai

Mặc dù các chuyên gia không khuyến khích các bạn sử dụng nhau thai để ăn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn sử dụng nhau, hãy chú ý đến những vấn đề sau đây:

+ Kiểm tra các chính sách của bệnh viện

Theo quy định của Bộ Y tế, nhau là chất thải giải phẫu thuộc nhóm chất thải lây nhiễm, do đó, bánh nhau thường được loại bỏ cùng với các chất thải khác).

Nếu muốn giữ lại nhau thai, các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, làm việc trước với bệnh viện để biết bệnh viện có chấp thuận cho bạn lấy bánh nhau sai khi sinh hay không.

+ Tuân theo các nguyên tắc an toàn

Khi lấy được nhau thai, các bạn nên làm lạnh hay chế biến nhau ngay lập tức bởi nó có thể hư giống như các loại “thịt” khác.

– Bạn có thể làm khô nhau, nghiền nhau khô thành bột và biến bột đó thành các viên thuốc có thể uống hằng ngày. Lưu ý không nên cho thêm bất cứ loại thảo mộc hay thành phần không rõ vào hỗn hợp.

– Một cách sử dụng nhau khác đó là bạn hãy loại bỏ phần màng (lớp mỏng nhất của mô) khỏi bánh nhau và chế biến giống như các loại thịt khác.

– Hoặc bạn có thể làm sinh tố bằng nhau đông lạnh.

+ Theo dõi sức khỏe bản thân

Nếu khi sử dụng nhau thai đã được chế biến và gặp phải những vấn đề bất thường, bạn nên ngừng sử dụng ngay. Với những nữ giới sử dụng nhau thai để chữa trầm cảm sau sinh, nếu không cảm thấy có tác dụng, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ kịp thời.

Hi vọng qua những thông tin chia sẻ ở trên giúp các bạn có thêm lời khuyên, quyết định có nên ăn nhau thai sau khi sinh.

[addtoany]

Chuyên gia Tô Phạm Khánh Chi

Học điều dưỡng tại Cao đẳng y tế Hà Tĩnh, hiện nay đang làm việc tại Khoa nội tổng hợp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh  sở thích viết lách chia sẻ những kiến thức về mảng dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe qua ẩm thực hàng ngày. Khánh Chi đã đảm nhận mảng Dinh dưỡng trên trang web vnguide với mong muốn giúp người đọc bảo vệ sức khỏe tốt hơn qua những món ăn hàng ngày 

Bình luận của bạn