• Địa chỉ
  • 85 Hoàng mai, Hà Nội
  • Thời gian làm việc
  • Tất cả các ngày trong tuần

Mối quan hệ giữa ung thư phổi và ho

Mối quan hệ giữa ung thư phổi và ho

moi lien quan giua ho va ung thu phoi

Ho là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi do cảm lạnh, viêm họng… Tuy nhiên, nếu ho dai dẳng kéo dài trong nhiều tuần thậm chí vào tháng. Điều này có thể cảnh báo bạn đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư phổi.

Bài viết này sẽ chia sẻ về mối quan hệ giữa ho và ung thư phổi. Cùng theo dõi nhé.

Giữa ho và ung thư phổi có liên quan gì đến nhau không?

Triệu chứng ho thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, cảm lạnh. Không phải cứ ho là biểu hiện của ung thư phổi. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ho mãn tính hoặc ho kéo thì cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi.

Đa phần những cơn ho sẽ chấm dứt sau vài tuần. Nếu ho kèm theo các triệu chứng ho ra máu hoặc đờm màu rỉ sét, đau ngực, khó thở. Ho khiến bạn mất ngủ vào ban đêm, thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra. Bởi, có thể sức khỏe của bạn đang có vấn đề và có thể là ung thư phổi

Nguyên nhân gây ho?

Ho có nhiều nguyên nhân gây ra. Ho có thể chỉ xuất hiện một vài hôm nhưng cũng có thể ho dai dẳng nhiều ngày. Cụ thể như:

  • Nhiễm trùng phổi, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Dị ứng với cỏ phấn hoa.
  • Hít khói bụi, những nơi ô nhiễm cũng gây nên triệu chứng ho.
  • Nếu bạn bị các bệnh đường hô hấp mãn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc mãn tính COPD.

Đôi khi ho còn có phát triển thành ho mãn tính, ho dai dẳng. Khi xảy ra trường hợp sau

  • Nhiễm trùng đường hô hấp lâu ngày như viêm phế quản mãn tính hoặc viêm phổi.
  • Hen suyễn gây khó thở, tức ngực và thở khò khè.
  • Đối với những người thường xuyên hút thuốc cũng dẫn đến ho mãn tính, do khói thuốc và các chất trong thuốc lá gây kích thích đường thở.
  • Giãn phế quản đó là sự mở rộng đường dẫn khí trong phổi.
  • Sau khi sử dụng thuốc nhỏ mũi, các chất nhầy này sẽ chảy xuống cổ họng gây ra ho. Triệu chứng này thường lên quan đến nguyên nhân cảm lạnh hoặc dị ứng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nơi axit dạ dày chảy ngược vào ống dẫn thức ăn. Lúc này, cổ họng bị kích thích bởi axit và gây ra ho.
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh tim.

Những dấu hiệu & triệu chứng nhận biết ung thư phổi

Ung thư phổi thường được phát hiện khi khối u đã phát triển. Một số triệu chứng bao gồm:

  • Ho trong một thời gian dài, ho dai dăng, ho ra máu
  • Khi bị ung thư phổi bệnh sẽ gây đau lưng, đau ngực. Nếu các khối u phát triển và di căn đến lồng ngực, màng phổi gây tức ngực và khó chịu.
  • Thở khò khè cũng là triệu chứng của ung thư phổi, khi các khối u chèn vào đường thở, sẽ khiến người bệnh khó thở.
  • Bỗng nhiên cân nặng của bạn giảm đột ngột mà không hề ăn kiêng, hay tập luyện giảm cân có thể cảnh báo bạn đã mắc bệnh ung thư phổi.
  • Khi các khôi u di căn sẽ chèn vào dây thần kinh thanh quản, gây khàn tiếng kéo dài.
  • Những người bị ung thư phổi sẽ thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Nếu khối u chèn lên động mạch chủ bạn có thể bị sưng ở cổ và phù mặt.

Thông thường, ung thư phổi chỉ được phát hiện ở những giai đoạn muộn. Do đó, bạn nên tầm soát định kỳ để kịp thời phát hiện điều trị bệnh. Ung thư phổi nếu được điều trị sớm, có thể giúp người bệnh kéo dài sự sống lâu hơn.

Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi?

Phương pháp chẩn đoán ung thư phổi

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi về tiền sử gia đình của người bệnh, tình trạng bệnh, ngoài triệu chứng ho có đi kèm những hiện tượng khác hay không.

– Kiểm tra tim và phổi

– Chụp X – quang

– Chụp CT, MRI, PET

Trường hợp nghi ngờ mắc ung thư phổi thì cần lấy sinh thiết từ những tế bào có dấu hiệu của bệnh để  tiến hành xét nghiệm phân tích bằng cách áp dụng nội soi phế quản, soi dưới kính hiển vi

Trường hợp bạn bị ung thư phổi, bác sĩ yêu cầu bạn xét nghiệm khối u để biết nó đã di căn sang các bộ phận khác hay không

Điều trị ung thư phổi bằng cách nào hiệu quả?

Để điều trị bệnh cần phải loại bỏ khối u ở trong phổi. Tuy nhiên, khối u chỉ có thể bỏ khi còn nhỏ hoặc chỉ lan ra một số bộ phận khác gần phổi. Một số phương pháp được sử dụng là bức xạ hoặc hóa trị, xạ trị.

Những phương pháp này được dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nhưng nếu bệnh được phát hiện muộn, khối u đã lan ra các bộ phận khác ngoài phổi thì không thể phẫu thuật được nữa. Bác sĩ chỉ có thể bức xạ hoặc làm một số cách để ngăn ngừa biến chứng và kéo dài sự sống sống cho người bệnh.

Tuy nhiên, những liệu pháp này chỉ có thể thành công đối với những người không hút thuốc lá hoặc mắc gen di truyền.

Tóm lại, ung thư phổi vẫn có thể điều trị được nếu người bệnh kịp thời phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu. Do đó, nếu bạn bị ho lâu ngày không khỏi và kèm theo những triệu chứng kể trên hãy đi khám để tầm soát ung thư sớm nhất. Bên cạnh đó, nên tập cho mình thói quen sống lành mạnh và ngưng hút thuốc lá nhé.

Đừng quên tham khảo thêm nhiều kiến thức y khoa khác tại trang web Vnguide.net nhé

Khám phá thêm những điều bạn chưa biết về ung thư vòm họng qua các câu hỏi

[addtoany]

Bác sĩ Hoàng Út

Học điều dưỡng tại Cao đẳng y tế Hà Tĩnh, hiện đang làm việc tại Khoa gây mê hồi sức tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và là tham vấn viên kiêm biên tập viên trên trang vnguide.net

Bình luận của bạn