• Địa chỉ
  • 85 Hoàng mai, Hà Nội
  • Thời gian làm việc
  • Tất cả các ngày trong tuần

Điều gì xảy ra khi ra máu trong đờm ?

Điều gì xảy ra khi ra máu trong đờm ?

ra mau trong dom

Khạc đờm ra máu hay có máu trong đờm không chỉ là triệu chứng bạn gặp vấn đề hô hấp mà còn là dấu hiệu của ung thư vòm họng, ung thư phổi cùng nhiều bệnh lý khác rất nguy hiểm.

Bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng ra máu trong đờm là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé

Trong máu có đờm là gì?

Ho, khạc đờm có dính máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ban đầu lượng máu ở trong đờm ít và có màu hồng nhạt, vì vậy người bệnh khó nhận biết. Nhưng nếu để tình trạng kéo dài rất nguy hiểm. Bởi đây có thể là triệu chứng của một số bệnh như: nhiễm trùng đường hô hấp, ung thư vòm họng, viêm phế quản, ung thư phổi,…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu trong đờm?

Do họng có cấu tạo đặc biệt, là chức năng rất quan trọng kết nối giữa đường ăn và đường thở để chúng ta có thể nạp chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng cơ thể. Máu lẫn trong đờm là tình trạng đường hô hấp của bạn đang bị tổn thương như viêm phế quản, hen suyễn….Ngoài ra, lý do khiến bạn mắc phải tình trạng máu trong đờm là:

Giãn phế quản

Do người bệnh bị dị chứng của bệnh lao phổi hoặc phổi bị nhiễm trùng, hoại tử phế quản khiến thành phế quản bị phá vỡ gây ra hiện tượng trong đờm có máu.

Viêm phế quản

Viêm phế quản mãn tính thường là nguyên nhân ho ra máu. Tình trạng viêm đường hô hấp kéo dài dai dẳng hoặc thường xuyên tái phát.

Sử dụng ma túy

Các loại thuốc như cocaine, được hít qua đường mũi có thể gây kích ứng đường hô hấp, gây ra tình trạng máu lẫn trong đờm.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Phổi bị tắc nghẽn luồng không khí khó lưu thông, dẫn đến khó thở, ho ra đờm kèm theo máu.

Phù phổi

Bệnh phù phổi phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh tim. Do trong phổi chứa nhiều chất lỏng gây ra đờm có màu hồng, sủi bọt gây khó thở nghiêm trọng kèm theo ngực bị đau tức.

Ung thư phổi

Đây là bệnh ác tính phổ biến ở những người trên 40 tuổi và thường xuyên hút thuốc lá. Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, đau ngực đôi khi đau đầu, sụt cân.

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng thường bắt đầu trong cổ họng, thanh quản hoặc khí quản. Bệnh có thể gây sưng, đau kéo dài, trong miệng xuất hiện mảng màu trắng hoặc đỏ.

Xơ nang

Tình trạng di truyền này làm tổn hại nghiêm trọng đến phổi. Bệnh thường gây khó thở, ho dai dẳng kèm theo chất nhầy đặc có lẫn máu.

Lao phổi

Đây là căn bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam gây ra tình trạng ho, khạc ra máu trong đờm. Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra, có khả năng lây lan cao. Các vi khuẩn tấn công gây bít tắc đường thở, sốt, đau ngực và ho dai dẳng.

Khi ho, khạc ra đờm có lẫn máu kèm theo một số triệu chứng đã đề cập ở trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Vì rất có thể đây là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm.

Cách điều trị tình trạng có đờm trong máu?

Trường hợp nếu bệnh nhân khạc đờm có lẫn máu các bác sĩ sẽ chỉ định một trong số những phương pháp điều trị sau:

Steroid: Steroid có thể làm giảm tình trạng sưng, viêm nhờ đó máu lẫn trong đời sẽ không xuất hiện nữa.

Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp người bệnh mắc bệnh viêm phổi hoặc lao phổi.

Nội soi phế quản: Dụng cụ nội soi sẽ được đưa vào họng để soi các vùng tổn thương, viêm loét và loại bỏ tình trạng ho, khạc ra máu.

Thuyên tắc: Nếu lượng máu tiết ra nhiều và hình thành một mạch lớn, có thể phải thực hiện tiểu phẫu để làm thuyên tắc động mạch phế quản cho người bệnh.

+ Truyền dẫn máu: Trường hợp người bệnh ho nhiều ra máu dẫn đến mất máu. Do đó bạn cần truyền máu đến khi lượng máu đủ đáp ứng đủ

+ Hóa trị hoặc xạ trị: Nếu người bệnh mắc bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng cần được hóa trị, xạ trị để kéo dài thời gian sống.

+ Phẫu thuật: Điều này có thể được yêu cầu để loại bỏ vùng bị tổn thương. Phẫu thuật thường được coi là biện pháp cuối cùng và phải áp dụng khi tình trạng máu trong đờm kéo dài nghiêm trọng.

Khám phá thêm: dấu hiệu ung thư vú khi mang thai mẹ bầu nên biết

Bí quyết phòng tránh khạc đờm ra máu?

Để tình trạng máu lẫn trong đờm không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Nên thực hiện một số cách dưới đây:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, uống ít nhất 2 lít nước/1 ngày các chất nhầy trong cổ họng sẽ biến mất.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch chuyên dụng: Nước muối có tính sát khuẩn, sẽ giúp loại bỏ các chất nhầy và đờm trong cổ họng.
  • Không nên hút thuốc lá sẽ gây tổn thương cổ họng và là nguyên nhân gây ra bệnh ung thủ phổi.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học có thể giúp long đờm và dễ thở hơn.
  • Tập luyện thể dục thể thao, hít thở sâu và thực hiện lối sống lạnh mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh được bệnh tật.

Hi vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu được phần nào tình trạng máu lẫn trong đờm và những cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn vui khỏe!

[addtoany]

Bác sĩ Hoàng Út

Học điều dưỡng tại Cao đẳng y tế Hà Tĩnh, hiện đang làm việc tại Khoa gây mê hồi sức tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và là tham vấn viên kiêm biên tập viên trên trang vnguide.net

Bình luận của bạn