Ho ra máu là tình trạng mà bất cứ ai gặp phải cũng đều cảm thấy hoang mang, lo lắng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như lao phổi, ung thư phổi hay giãn phế quản…Vậy ho ra máu có những triệu chứng, được chẩn đoán và điều trị như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin cần thiết nhé.
Ho ra máu là gì?
Ho ra máu là việc xuất hiện máu có lẫn cùng với đờm khi người bệnh cố gắng ho. Lúc này, tùy theo từng nguyên nhân mà lượng máu nhiều hay ít, có bọt hay không và có màu đỏ tươi hay đỏ thẫm.
Ho ra máu là do đâu?
Theo các bác sĩ, ho ra máu có thể là dấu hiệu “cảnh báo” của nhiều bệnh lý nguy hiểm của hệ hô hấp như:
- Lao phổi: Là một trong những bệnh lý phổ biến nhất gây ra tình trạng ho ra máu. Các vi khuẩn lao sau khi tấn công vào phổi sẽ làm tắc nghẽn, máu bị đông lại gây tắc đường thở, tràn ra bên mang phổi và khi ho sẽ thoát ra ngoài.
- Giãn phế quản: Là di chứng do viêm phổi, lao phổi gây ra hoặc do người bệnh hít phải dị vât. Lúc này, phế quản bị hoại tử và làm xuất hiện những bất thường ở mạch máu khiến cho người bệnh bị ho ra máu.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn sẽ làm cho đường hô hấp bị nhiễm trùng, cản trở sự lưu thông của máu trong phổi. Do đó, người bệnh thường sẽ thấy máu lẫn với đờm thoát ra ngoài khi ho.
- Ung thư phổi: Là bệnh lý gây ho ra máu nguy hiểm nhất, thường gặp ở những đối tượng thường xuyên hút thuốc lá. Đặc biệt, bệnh diễn biến âm thầm nên không dễ để nhận biết. Trong khi đó, ho ra máu là dấu hiệu cho thấy khối u đã phát triển đủ to để làm phế quản bị tắc nghẽn.
Triệu chứng khi bị ho ra máu
Thực tế, với mỗi nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho ra máu, sẽ có thêm những dấu hiệu đi kèm khác nhau, cụ thể như sau:
- Lao phổi: Khi mắc lao phổi, người bệnh thường ho ra máu có lẫn đờm trong khoảng 2 tuần với lượng máu tăng dần. Cùng với đó là một số biểu hiện khác như cơ thể mệt mỏi, khó thở, chán ăn, sút cân…
- Giãn phế quản: Lượng máu thoát ra khi ho của người bệnh bị giãn phế quả khá ít, chỉ khoảng từ 3-5 ml. Nhưng nếu trường hợp máu ra quá nhiều, hãy nên cẩn thận và tới bệnh viện ngay.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Ngoài tình trạng ho ra máu, người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như sốt, ngực đau đớn khi ho hay khi hít thở.
- Ung thư phổi: Do diễn biến âm thầm nên ho ra máu sẽ thường gặp phải khi bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng và lượng máu thường ít nhưng các dấu hiệu khác sẽ rầm rộ hơn như ho dai dẳng kéo dài, ngực đau, sụt cân….
Tham khảo thêm về tình trạng ra máu trong đờm
Điều trị ho ra máu như thế nào?
Để điều trị ho ra máu hiệu quả, trước tiên người bệnh cần thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này.
Theo đó, các bác sĩ sẽ tìm hiểu các dấu hiệu kèm theo như máu có sủi bọt hay lẫn thức ăn không, máu có màu như thế nào. Tiếp theo, người bệnh sẽ được thăm khám cụ thể qua việc chụp X quang, chụp CT, thực hiện nội soi và xét nghiệm máu…Và căn cứ vào từng tình hình cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đó có thể là:
- Sử dụng thuốc ức chế ho
- Dùng thuốc steroid để giảm viêm.
- Dùng thuốc kháng sinh.
- Hóa trị, xạ trị với những trường hợp bị ung thư phổi.
Ngoài ra, để tránh gặp phải những bệnh lý dẫn tới ho ra máu, nên:
- Không sử dụng thuốc lá.
- Ăn uống lành mạnh.
- Tránh xa các tác nhân gây kích thích, các dị vật dễ hít phải.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã có cho mình những thông tin cần thiết về tình trạng ho ra máu. Và nếu không may gặp phải căn bệnh này, hãy sớm tìm tới các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời nhé.
Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp về ung thư vòm họng => https://vnguide.net/7-cau-hoi-thuong-gap-ve-ung-thu-vom-hong-va-giai-dap-cua-chuyen-gia/