• Địa chỉ
  • 85 Hoàng mai, Hà Nội
  • Thời gian làm việc
  • Tất cả các ngày trong tuần

Những điều cần biết khi mổ đẻ ở mẹ bầu

Những điều cần biết khi mổ đẻ ở mẹ bầu

Phương pháp sinh mổ ngay từ khi xuất hiện đã mang đến luồng gió mới cho y học, giúp việc sinh đẻ nhẹ nhàng hơn, giảm thiểu rủi ro xảy ra cho mẹ và bé. Vậy những điều cần biết khi mổ đẻ ở mẹ bầu gồm những gì? Bài viết sau sẽ cung cấp những những thông tin bổ ích dành cho bạn!

Khái niệm về sinh mổ

Sinh mổ nghĩa là mổ lấy thai. Đây là một thủ thuật y khoa thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của thai phụ để đưa em bé ra ngoài. 

Xưa kia khi y học còn hạn chế, tình trạng nhiễm trùng dễ xảy ra và chưa có biện pháp gây mê hồi sức, sinh mổ rất khó để thực hiện. Nhưng ngày nay với sự phát triển của y học, việc sinh mổ đã trở nên dễ dàng hơn nhiều, thai phụ được gây mê hồi sức, tai biến được giảm thiểu. Vì thế sinh mổ được thường xuyên áp dụng cho những trường hợp thai phụ không thể sinh con an toàn qua đường âm đạo. 

Những trường hợp nào cần sinh mổ?

Sinh con là một quá trình sinh lý hết sức bình thường, nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi. Nếu đánh giá thấy sinh con qua đường âm đạo không an toàn cho thai nhi, cho mẹ hoặc cả hai, bác sĩ sẽ chỉ định cho người mẹ sinh mổ. Đây có thể là quyết định chủ động, nhưng cũng có trường hợp là cấp cứu, bán cấp cứu hoặc tối cấp cứu. Sau đây là những trường hợp cần áp dụng sinh mổ: 

Về phía mẹ

  • Khung chậu bị hẹp hoặc lệch. 
  • Đường sinh dục dị dạng.
  • Xuất hiện cơn co tử cung bất thường. Tử cung có vết mổ cũ nên khó sinh, dọa vỡ tử cung, chuyển dạ kéo dài… 
  • Người mẹ mang thai khi đã lớn tuổi. 

Về phía thai nhi

  • Bị phát hiện suy thai qua máy theo dõi tim thai.
  • Ngôi thai bất thường, đặc biệt trong những trường hợp thai nhi có ngôi mỏng.
  • Thai to, nguy cơ thai quá ngày, thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc vỡ ối khiến thai nhi bị đe dọa… 

Về phía phần phụ của thai

Các trường hợp như nhau bong non, nhau tiền đạo, sa dây rốn cũng cần phải thực hiện sinh mổ mới đảm bảo an toàn.

Sinh mổ có lợi ích gì?

Những lợi ích của sinh mổ bao gồm: 

  • Hạn chế tai biến cho bé khi việc sinh thường qua đường âm đạo có nguy cơ gây tổn thương. Ví dụ như kẹt vai dẫn tới tổn thương dây thần kinh cánh tay, ngạt do sa dây rốn, gãy xương… 
  • Giảm nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh như viêm gan siêu vi B, viêm gan C, Herpes sinh dục, HIV… 
  • Giảm nguy cơ thương tổn tầng sinh môn của người mẹ. Giúp người mẹ giảm nguy cơ chảy máu khi bị nhau cài răng lược, nhau bong non hoặc nhau tiền đạo… 

Dấu hiệu có thai

Biến chứng có thể gặp phải

Sinh mổ mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có thể gây ra rủi ro nhất định nếu thực hiện không cẩn thận. Đó là những rủi ro như: 

Những rủi ro đối với em bé

Trẻ sinh mổ có thể gặp phải vấn đề đường hô hấp, nguy cơ mắc chứng “thở nhanh thoáng qua” cao. Tình trạng này khiến trẻ trẻ thở nhanh một cách bất thường vài ngày đầu sau khi sinh. 

Ngoài ra trẻ cũng có thể bị thương do phẫu thuật, ví dụ bị xước da, bị cắt phải da. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp. 

Những rủi ro đối với mẹ

Người mẹ có khi phải đối mặt với những tình trạng sau: 

  • Bị nhiễm trùng
  • Băng huyết sau sinh
  • Phản ứng với thuốc gây tê hoặc gây mê
  • Xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch sâu: có thể ngăn cản máu di chuyển.
  • Tổn thương trong quá trình phẫu thuật
  • Biến chứng trong lần mang thai tiếp theo

Máu báo thai

ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai

Sau khi sinh mổ cần lưu ý gì?

Để quá trình hồi phục sau khi sinh mổ được thuận lợi, các mẹ cần lưu ý: 

Chăm sóc vết mổ, vệ sinh cá nhân

Cần chăm sóc sức khỏe và vệ sinh vết mổ thật kỹ trong những tuần đầu tiên khi vết mổ chưa khô, và cũng chưa liền da. Quá trình chăm sóc cần hỏi ý kiến bác sĩ. 

Các mẹ cũng cần lưu ý không chà mạnh vào vết mổ khi tắm hoặc vệ sinh thân thể. Nên nhờ người thân giúp đỡ nếu không thể tự đi vệ sinh một mình hoặc cảm thấy đau, để tránh nguy cơ bị ngã trong nhà tắm. 

Lưu ý về dinh dưỡng

Sản phụ không được ăn uống trong 6 giờ đầu sau khi mổ cho tới khi xì hơi được, Chỉ có thể uống nước cháo loãng hoặc nước lọc. Bạn cũng không nên ăn những thực phẩm nhiều chất đường bột. Thay vào đó, nên ăn những món giàu dinh dưỡng, chứa nhiều sắt và chất đạm… 

Vận động, nghỉ ngơi hợp lý

Sau khi sinh mổ, các mẹ không nên vận động quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng tới vết mổ. Tuy nhiên các mẹ có thể vận động nhẹ nhàng sau khi rút ống thông tiểu để giúp cơ thể phục hồi, đồng thời tránh nguy cơ dính ruột. 

Đối với người phụ nữ, thiên chức thiêng liêng nhất là mang thai và sinh con. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, thai phụ luôn phải đối mặt với những nguy cơ rình rập, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hai mẹ con. Nắm vững những điều cần biết khi mổ đẻ trẻ ở mẹ bầu sẽ giúp bạn chuẩn bị được cho mình một thai kỳ khỏe mạnh!

tháo vòng tránh thai

phá thai an toàn

[addtoany]

admin

Chuyên viên kiểm soát nội dung trên trang Vnguide.net chia sẻ những vẫn đề về sức khỏe nam - phụ khoa, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, các mẹo vặt chữa bệnh và một số tin tức liên quan đến sức khỏe

Bình luận của bạn