• Địa chỉ
  • 85 Hoàng mai, Hà Nội
  • Thời gian làm việc
  • Tất cả các ngày trong tuần

Đau tức bụng dưới đi tiểu nhiều ở phụ nữ

Đau tức bụng dưới đi tiểu nhiều ở phụ nữ

Đau đau tức bụng dưới đi tiểu nhiều ở phụ nữ là hiện tượng rất thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt. Vùng bụng dưới cũng là nơi tập trung các cơ quan sinh dục và tiết niệu. Vì vậy, khi bị tức bụng dưới không ngoại trừ khả năng sức khỏe của các cơ quan này đang có vấn đề. Vậy đau tức bụng dưới đi tiểu nhiều ở phụ nữ là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Nguyên nhân gây đau tức bụng dưới đi tiểu nhiều ở phụ nữ

Tức bụng dưới có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên chị em trong độ tuổi sinh sản cần chú ý hơn. Vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

dau tuc bung duoi di tieu nhieu

Bệnh sỏi thận

Sỏi là sự hình thành của các khoáng chất dư thừa và muối không được đào thải ra ngoài, chúng kết tinh lại thành sỏi tích tụ trong thận. Khi thận thực hiện chức năng lọc máu và đào thải nước tiểu ra ngoài sẽ tạo áp lực lên thận gây ra cơn tức bụng dưới.

Với người bị bệnh sỏi thận, nước tiểu sẽ có màu hồng như lẫn máu. Khi sỏi phát triển ngày càng lớn có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận thậm chí là vỡ thận.

Viêm bàng quang

Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường gây ra các cơn đau tức bụng dưới. Trong đó có bệnh viêm bàng quang. Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như:

  • Đi tiểu nhiều
  • Nóng rát, đau buốt khi đi tiểu
  • Nước tiểu có mủ, máu
  • Nước tiểu có mùi hôi

Các bệnh đường tiết niệu không quá nghiêm trọng nếu được điều trị sớm. Tuy nhiên nếu để lâu có thể tạo thành sẹo vĩnh viễn, hoặc lây nhiễm lên thận gây nhiễm trùng thận rất nguy hiểm.

Viêm vùng chậu

Vùng chậu là những cơ quan ở vùng xương chậu bao gồm tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Do đó, khi bị viêm vùng vụng chậu, chị em sẽ bị đau tức bụng dưới đặc biệt là vùng xương chậu. Ngoài ra viêm vùng chậu còn có gây các khó chịu cho người bệnh như:

Viêm vùng chậu có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng là mang thai ngoài tử cung nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mang thai ngoài tử cung

Tử cung hay dạ con là nơi làm tổ và lớn lên của thai nhi. Khi thai nhi nằm ngoài tử cung sẽ không thể phát triển một cách bình thường. Khi thai nhi phát triển lớn dần và chèn ép lên các cơ quan gây tức bụng dưới.

Nghiêm trọng nhất là khi thai nhi bị vỡ gây chảy máu và đau bụng dữ dội. Thậm chí đe dọa đến tính mạng người mẹ nếu không được kịp thời cấp cứu.

Để phát hiện sớm mang thai ngoài tử cung, bạn nên khám thai định kỳ sớm ngay khi phát hiện có thai dể được xử lý kịp thời.

Viêm ruột thừa

Khi bị đau bụng dưới dữ dội phía bên phải kèm theo nôn và sốt thì hay đi khám sớm nhé. Bởi đây rất có thể là triệu chứng viêm ruột thừa cần loại bỏ đoạn ruột thừa gấp. Nếu chậm trễ, khối ruột vỡ ra gây nhiễm trùng ở bụng có thể dẫn đến tử vong.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường là sự tăng sinh tế bào và không biến chứng thành ung thư. Tuy nhiên những khối u to chèn ép trong ổ bụng có thể gây đau tức bụng dưới. Ngoài ra những khối u này có thể làm xoắn buồng trứng và ống dẫn trứng, dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Với những khối u nhỏ, không cần thiết phải can thiệp mà chỉ cần theo dõi. Nếu khối u lớn cần phải cắt bỏ bằng phẫu thuật nội soi.

U xơ tử cung

U xơ tử cung cũng là một dạng u lành tính thường xuất hiện ở phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi. Tuy khối u này không biến chứng thành ung thư hay nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như:

  • Đau lưng
  • Đau tức bụng dưới
  • Đau khi quan hệ
  • Khó thụ thai

Các bác sĩ sẽ loại bỏ các khối u gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bằng phương pháp phẫu thuật.

Cách bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh tình dục gây ra đau tức bụng dưới là bệnh lậu và chlamydia. Các triệu chứng khác như:

  • Đau vùng chậu
  • Đi tiểu đau
  • Chảy máu giữa chu kỳ
  • Khí hư bất thường

Khi điều trị các căn bệnh này, bạn cần điều trị cho cả người bạn đời của mình để tránh lây nhiễm chéo.

>>> Tham khảo thêm: Biểu hiện kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ

Phải làm gì khi bị đau tức bụng dưới

Nếu chị em bị đau bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt hay rụng trứng và không quá nghiệm thì không cần xử lý. Nếu quá đau chị em có thể chườm nước nóng, massage hoặc uống thuốc giảm đau.

Còn nếu cảm giác đau kéo dài và nghi ngờ các bệnh lý thì bạn phải đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Các bệnh lý được phát hiện càng sớm, càng dễ điều trị và ít tốn kém hơn.

Trong quá trình điều trị bạn cần tuân thủ những hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Để phòng tránh các bệnh lý này cách tốt nhất là duy trì nếp sống lành mạnh và khám phụ khoa định kỳ để tầm soát bệnh lý sớm nhất.

Trên đây là một số bệnh lý có thể gây ra hiện tượng đau đau tức bụng dưới đi tiểu nhiều ở phụ nữ. Hy vọng những thông tin này đã giúp chị hơn có kiến thức để kiểm tra và phát hiện những bất thường. Từ đó có phương án xử lý để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

[addtoany]

admin

Chuyên viên kiểm soát nội dung trên trang Vnguide.net chia sẻ những vẫn đề về sức khỏe nam - phụ khoa, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, các mẹo vặt chữa bệnh và một số tin tức liên quan đến sức khỏe

Bình luận của bạn