Vnguide.net

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là bệnh gì?

Những bất thường ở vùng kín là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm, trong đó có triệu chứng vùng kín có mùi nhưng không ngứa. Vậy vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là bệnh gì, cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là do đâu?

Những bất thường ở khí hư như mùi, màu sắc, số lượng khí hư tiết ra nhiều hay ít đều là triệu chứng của bệnh phụ khoa. Vậy vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là bệnh gì, đây là thắc mắc của rất nhiều chị em. Về vấn đề này, các bác sĩ cho hay, vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu của những bệnh lý sau:

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng viêm niêm mạc và mô dưới của niêm mạc bị viêm nhiễm. Nguyên nhân viêm âm đạo là do song lậu cầu khuẩn, nấm candida, tạp trùng, trùng roi trichomonas xâm nhập vào vùng kín và gây viêm nhiễm.

Khi bị viêm âm đạo, chị em sẽ có dấu hiệu vùng kín sưng đỏ, bị tiểu buốt, tiểu rắt. Kèm theo đó là vùng kín có mùi hôi, kinh nguyệt không đều…

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu khiến vùng kín của nữ giới có mùi hôi, đi tiểu nóng, đau khi quan hệ… Bệnh nếu không chữa trị sớm có thể gây vô sinh, mang thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu mãn tính, ung thư.

Viêm cổ tử cung

Bệnh do các ký sinh trùng, nấm tấn công gây viêm nhiễm và gây lở loét ở cổ tử cung. Khi mắc bệnh, nữ giới sẽ xuất hiện triệu chứng khí hư ra nhiều, có mùi hôi, kinh nguyệt không đều. Đồng thời, còn có triệu chứng đau khi giao hợp, tiểu rắt, tiểu buốt.

Viêm cổ tử cung gây nhiều biến chứng nguy hiểm như vô sinh, hiếm muộn, ung thư cổ tử cung.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ở những chị em đã quan hệ tình dục và đã sinh con.

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh gồm: Vùng kín có mùi hôi, huyết trắng có màu vàng, xanh, đục. Ra máu khi giao hợp, đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt.

Bệnh không chữa trị sớm sẽ gây viêm lạc nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, ung thư cổ tử cung, thậm chí là vô sinh.

Ung thư cơ quan sinh dục nữ

Một số dấu hiệu nhận biết ung thư cơ quan sinh dục nữ gồm: Bị đau khi giao hợp hoặc khi đi tiểu, huyết trắng bất thường và có mùi hôi, viêm loét ở âm hộ.

Nếu bệnh không phát hiện và chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tính mạng của người bệnh.

Bệnh lậu

Dấu hiệu của bệnh lậu bao gồm: Huyết trắng có mùi hôi, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, ra máu tại vùng kín, đau bụng dưới, đau khi quan hệ…

Bệnh lậu nếu không điều trị đúng phương pháp sẽ kéo theo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm bao gồm: Viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung. Thậm chí, bệnh có thể gây ung thư vùng kín, vô sinh, hiếm muộn.

Bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà bệnh xã hội chủ yếu lây qua đường quan hệ lứa đôi. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện các nốt sùi màu hồng nhạt ở vùng kín. Kèm theo đó là triệu chứng tiết dịch có mùi hôi nhưng lại không gây ngứa.

Nữ giới mắc sùi mào gà có nguy cơ ung thư cổ tử cung rất cao. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị sùi mào gà có thể bị sinh non, thai chết lưu, sảy thai…

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa phải làm sao?

Để cải thiện tình trạng vùng kín có mùi hôi, chị em có thể áp dụng một số gợi ý sau:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vệ sinh âm đạo không sạch sẽ là nguyên nhân chính gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Khi mắc bệnh, chị em thường có triệu chứng có mùi hôi ở vùng kín. Do đó, để cải thiện tình trạng vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa, chị em cần chú trọng khâu vệ sinh vùng kín hàng ngày.

Cụ thể, chị em nên vệ sinh âm đạo bằng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh 2 lần/ngày. Trong những ngày hành kinh, cần thay băng vệ sinh liên tục từ 4 – 5 tiếng.

Ngoài ra, chị em có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dùng lá để rửa cơ quan sinh dục như nước trà xanh, lá trầu không. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các bài thuốc này mà chỉ thực hiện 2 – 3 lần/tuần.

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

Khi vùng kín có mùi hôi chị em nên ưu tiên trang phục rộng rãi thoáng mát, ưu tiên váy. Đồng thời, lựa chọn trang phục có chất liệu cotton giúp thấm hút mồ hôi tốt nhất.

Không thụt rửa âm đạo

Thói quen thụ rửa âm đạo khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào bên trong tử cung. Từ đó, gây nên tình trạng viêm nhiễm và khiến huyết trắng có mùi. Lời khuyên là chị em chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín.

Có chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh

Các thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng đến mùi của khí hư. Do đó, chị em nên hạn chế bổ sung các thực phẩm nặng mùi và rượu, bia, thuốc lá. Nên bổ sung nhiều rau xanh, sữa chua, trái cây có tác dụng trong việc cải thiện mùi hôi ở vùng kín.

Luyện tập thường xuyên sẽ giúp chị tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Một số bộ môn chị em có thể tập luyện như Yoga, đạp xe, đi bộ…

Đến bệnh viện để khám bệnh

Cuối cùng, nếu áp dụng những phương pháp trên nhưng không hiệu quả, chị em cần đến những cơ sở y tế uy tín để chữa trị. Các bác sĩ sẽ thăm khám để kiểm tra vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là do bệnh lý gì. Từ đó, sẽ có phương án chữa trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin về vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là bệnh gì? Hy vọng bài viết sẽ mang đến những kiến thức bổ ích, giúp chị em chăm sóc sức khỏe phụ khoa tốt nhất.