Vnguide.net

Nhiễm nấm Candida ở miệng – nguyên nhân – triệu chứng – cách điều trị

Trên bề mặt miệng, lưỡi xuất hiện những mảng bợn trăng bám dai dẳng đây là triệu chứng của bệnh nấm miệng do nấm Candida gây ra. Vậy nguyên nhân là do đâu và điều trị như thế nào. Cùng theo dõi qua bài viết sau đây.

Nấm ở miệng là bệnh gì?

Nấm miệng hay còn được gọi là nấm lưỡi hay tưa lưỡi. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn nấm Candida albicans tích tụ, phát triển quá mức kiểm soát ở trên niêm mạc vùng miệng.

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, tuy nhiên chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Bởi những người này khả năng miễn dịch kém, mắc bệnh nội khoa hay có dùng đến thuốc corticosteroid

Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng?

Thông thường, trong hệ thống miễn dịch của cơ thể có khả năng đẩy lùi các vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập để gây bệnh, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa các vi sinh vật có lợi. Nhưng đối khi hệ thống này không đủ sức chống chọi lại, dẫn đến lượng nấm candida phát triển và gây bệnh nấm miệng.

Những nguyên nhân gây ra nấm miệng có thể do:

Hệ miễn dịch suy yếu

Như đã nêu ở trên, bệnh nấm miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi do hệ miễn dịch trong cơ thể kém.

Bệnh HIV/AIDS

Virus HIV có thể tiêu diệt các tế bào trong cơ thể, gây suy giảm miễn dịch, làm mất sức đề kháng. Nếu bạn bị nấm miệng tái phát nhiều lần thì chính là triệu chứng của bệnh HIV/AIDS.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu điều trị không đúng cách hoặc không điều trị, nước bọt có thể chứa một lượng lớn đường, sẽ tạo điều kiện cho điều sự phát triển của nấm Candida.

Nhiễm nấm âm đạo

Nấm âm đạo cũng do nấm candida gây ra, là nguyên nhân gây nấm miệng. Nếu phụ nữ đang mang thai bị nấm âm đạo có thể lây truyền cho trẻ khi sinh thường. Để điều trị các bạn có thể dùng thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo trị nấm,…

Sử dụng các loại thuốc

Một số loại thuốc như prednison, corticosteroid dạng hít hoặc kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của các vi sinh vật trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng.

Ung thư

Các tế bao ung thư sẽ hút hết chất dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc sử dụng xạ trị hay hóa trị sẽ làm giảm hệ miễn dịch tăng nguy cơ nhiễm nấm miệng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây nấm miệng do đeo răng giả gây khô miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa miệng, hút thuốc lá hay suy dinh dưỡng….

Triệu chứng của bệnh nấm miệng?

Thông thường, những giai đoạn đầu của bệnh sẽ không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Dấu hiệu đầu tiên người bệnh có thể nhận thấy là:

Cách điều trị nấm miệng?

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, sức đề kháng của người bệnh các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Thường thì sẽ ngăn chăn sự lây lan của vi khuẩn, nấm.

Đối với trẻ nhỏ

Các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng nấm ở mức độ nhẹ cho em bé. Nếu trẻ đang sử dụng núm vú, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh núm vú để ngăn chặn sự phát triển nấm.

Đối với người lớn

Các bạn nên ăn sữa chua không đường hoặc uống thuốc kháng sinh acidophilus những loại này có thể kháng vi khuẩn, chống nấm.

Đối với người lớn có hệ thống miễn dịch kém bác sĩ sẽ kê thuốc dạng ngậm, viên uống hoặc dạng lỏng.

Nấm Candida albicans ở những người bị HIV nếu sử dụng thuốc kháng nấm sẽ không có hiệu quả. Do đó, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc amphotericin B.

Ngoài ra, một số loại thuốc nếu sử dụng có thể gây tổn thương gan. Vì vậy, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, đối với những người có tiền sử bệnh gan.

Để phòng tránh nấm ở miệng cần lưu ý điều gì?

Nấm miệng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Do đó, để điều trị nấm miệng hiệu quả, nên tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa và khi nấm miệng thường xuyên xuất hiện, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ nhé.

Khám phá thêm về bệnh nhiễm trùng nấm men