• Địa chỉ
  • 85 Hoàng mai, Hà Nội
  • Thời gian làm việc
  • Tất cả các ngày trong tuần

Hạ đường huyết đột ngột có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết đột ngột có nguy hiểm không?

dau hieu ha duong huyet

Nếu bắt gặp hiện tượng đau đầu , chóng mặt, ngất xỉu,..do lượng đường trong máu bị giảm xuống bất (bệnh tụt đường huyết). Khi bị tụt đường huyết cần sớm điều trị nếu không sẽ gây ra biến chứng như hôn mê sâu, thậm chí tử vong.

Tụt đường huyết là gì?

Tụt đường huyết hay còn được gọi là hạ đường huyết, chính là hiện tượng lượng glucose (đường) trong máu tụt xuống thấp dưới mức trung bình (<70mg/dl)

Lượng đường glucose chính là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Lượng đường này được cơ thể hấp thụ qua một số thực phẩm có nhiều carbohydrate có ở bánh mỳ, gạo, khoai tây, trái cây, đồ ngọt hay ngũ cốc,…

Dấu hiệu & triệu chứng nhận biết tụt đường huyết chủ yếu

Khi bạn bị hạ đường huyết sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

– Cảm thấy đói cồn cào: Khi cơ thể bạn đã tiêu thụ hết năng lượng, lượng đường glucose bị thiếu sẽ gây ra cảm giác đói bụng cồn cào.

– Run rẩy chân tay: do mất cân bằng nồng độ glucose trong máu làm hệ thống thần kinh trung ương bị suy gảm và giải phóng catecholamine gây ra hiện tượng run rẩy chân tay.

– Bị rối loạn giấc ngủ: Hiện tượng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra vào ban đêm do tình bị hạ đường huyết gây ra. Một số triệu chứng thường gặp như: mơ thấy ác mộng, đổ mồ hôi, cơ thể mệt mỏi,…

– Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu

– Thị lực giảm

–  Ù tai

– Dễ nổi cáu

– Toát mồ hôi

– Nhịp tim đập nhanh

– ….

Nếu cơ thể bạn xuất hiện những biểu hiện trên, hãy nhanh chóng bù đắp lượng đường để cải thiện tình trạng tránh biến chứng xảy ra nhé

Hạ đường huyết là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng hạ đường huyết, nắm được những nguyên nhân sau giúp bạn cải thiện và phòng ngừa những triệu chứng do bệnh gây ra.

– Uống rượu: Nếu như bạn dung nạp quá nhiều rượu sẽ gây suy yếu khả năng tái tạo đường ở gan gây nên triệu chứng hạ đường huyết.

– U tuyến tụy: nếu bạn bị đói khi bỏ bữa sẽ gây tụt đường huyết do chất insulinoma tăng tiết dịch.

– Sử dụng thuốc sai: Uống thuốc hạ đường huyết quá liều không đúng liều lượng chỉ định hay do nhịn ăn bỏ bữa sẽ gây ra tình trạng suy thận, suy gan,…Làm giảm tốc độ chuyển hóa thức ăn, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng ruột,…Đây là yếu tố tăng nguy cơ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm

– Đối với bệnh nhân phải cắt dạ dày, cắt thực quản cũng có thể gây ra hiện tượng tụt đường huyết

– Do chế độ ăn uống không khoa học

Làm gì khi có biểu hiện hạ đường huyết?

Khi có những dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh nên:

– Ngưng sủ dụng các loại thuốc dùng để hạ đường huyết.

– Khi hạ đường huyết nên ăn một số đồ nhẹ như bánh, sữa, hoa quả hoặc bất kỳ đồ ăn nào có sẵn, để nạp năng lượng cho cơ thể.

– Với những người bị bệnh tiểu đường khi có biểu hiện hạ đường huyết hãy dùng dung dịch đường 30%. Trước khi người bệnh có những triệu chứng rối loạn thần kinh nên điều trị bằng sulfamid hoặc insulin. Bên cạnh đó có thể hạn chế lượng đường trong cơ thể bằng phương pháp Plasmapheresis

– Khi có dấu hiệu tụt đường huyết bạn nên thử máu ngay bằng máy thử đường huyết

– Bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

– Khám sức khỏe định kỳ khoa nội tiết đái tháo đường để kiểm tra đường huyết

Hi vọng qua những chia sẻ của chúng tôi về chứng tụt đường huyết sẽ giúp bạn sớm nhận biết và cách khắc phục phòng ngừa bệnh kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hãy chủ động đến cơ sở y tế khi có biểu hiện bất thường, để được hỗ trợ ngăn chặn kịp thời.

[addtoany]

Bác sĩ Hoàng Út

Học điều dưỡng tại Cao đẳng y tế Hà Tĩnh, hiện đang làm việc tại Khoa gây mê hồi sức tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và là tham vấn viên kiêm biên tập viên trên trang vnguide.net

Bình luận của bạn